print

Cách mang vớ y khoa

Nên mang vớ y khoa ngay khi bắt đầu một ngày mới, trước khi bạn ra khỏi nhà đi làm, tập thể dục buổi sáng hoặc đi du lịch. Hãy chắc chắn rằng đôi vớ JOBST đã sẵn sàng, được giặt sạch và khô ráo.

Lưu ý cẩn thận ! Móng tay, nhẫn và đồ trang sức đeo tay có thể gây vết xước làm hỏng vớ. Tháo bỏ đồ trang sức, không dùng móng tay kéo vớ, dùng mặt trong bàn tay mềm mại để mang vớ. Có thể sử dụng găng tay cao su nếu móng tay bạn dài. Những lần đầu có thể thao tác mang vớ hơi khó, nhưng với những chỉ dẫn sau đây sẽ giúp bạn mang vớ nhanh hơn mỗi ngày.

HƯỚNG DẪN CÁCH MANG VỚ Y KHOA

Cách 1: cải tiến, nhanh

  • Dùng hai tay nắm hai bên miệng vớ và kéo lên.
  • Kéo vớ qua khỏi bàn chân, càng lên cao càng tốt.
  • Chọn một đoạn giữa thân vớ mà bạn có thể nắm được hai bên và kéo lên tiếp tục, càng cao càng tốt. Ở những đoạn vớ bị chùn/đùn hoặc bị gấp lại, bạn kéo vớ xuống qua điểm đó rồi kéo lên trở lại, vớ sẽ thẳng và ôm sát.
  • Lặp lại thao tác đó để loại bỏ những chỗ vớ bị đùn, gấp.
  • Kiểm tra gót vớ ngay đúng vị trí.

Cach mang vo y khoa 1

Cách 2: truyền thống, dễ mang

  • Lộn trái vớ, đến vị trí gót vớ.
  • Đưa bàn chân vào, kéo vớ lên cho đến khi bàn chân ngay ngắn và gót chân ngay đúng vị trí gót vớ.
  • Dùng tay nắm hai bên miệng vớ và kéo vớ lên đều tay.

Cach mang vo y khoa 2

CHÚ Ý

  • Không nên mang vớ khi đi ngủ, tư thế nằm.
  • Nên mang vớ khi đi – đứng – ngồi – tập thể thao.
  • Để chọn vớ y khoa đúng áp lực điều trị, nên xem kỹ mức áp lực ghi rõ trên hộp vớ.

(Trường hợp người lớn tuổi đau cơ, khớp tay hoặc đau lưng không cúi xuống mang vớ được. Bạn nên tìm hiểu cách mang vớ bằng khung hỗ trợ JOBST. Khung do nhà sản xuất thiết kế giúp mang vớ mà không tốn nhiều sức).

Làm sao khi vớ đùi thường bị tuột? Khi mang vớ, kéo vớ cao lên đến gần đáy quần. Vớ dãn 3 chiều cho phép bạn kéo lên cao dù người cao hay thấp. Khi kéo vớ lên, lưu ý kéo căng đều tay từ cổ chân lên đến đùi. Thao tác đúng sẽ giúp vớ ôm sát và bám chắc.

Ngứa? Dùng phấn trẻ em (Kodomo, Johnson, …) thoa đều lên da trước khi mang vớ giúp giảm cảm giác ngứa rất hiệu quả. Tuần đầu tiên mang vớ y khoa có thể có cảm giác ngứa da nhẹ do áp lực điều trị. Bạn nên tiếp tục mang vớ, tình trạng ngứa sẽ giảm dần.

Nên giặt vớ mỗi ngày! Vớ JOBST càng giặt sạch càng bền hơn nhờ loại bỏ ẩm mốc, bảo vệ sợi vải.