print

Phù bạch huyết là gì?

Hệ bạch huyết là một phần không thể tách rời của hệ miễn dịch trong cơ thể con người. Nó được cấu tạo bởi một mạng lưới ống bạch huyết phức tạp và rộng khắp cơ thể, chịu trách nhiệm vận chuyển dịch bạch huyết giàu protein và lipid đến các mô, đồng thời thu thập và loại bỏ các vật chất có hại như: chất thải, vi khuẩn, vi rút. Trong quá trình lưu chuyển, dịch bạch huyết và chất có hại được dẫn đến các hạch bạch huyết chứa bạch huyết bào. Tại đây, chất có hại được lọc bỏ, còn dịch bạch huyết được hấp thụ lại. Khi hệ bạch huyết bị tắc nghẽn vì một lý do nào đó, dịch bạch huyết không thể quay trở lại trong máu dẫn đến sưng phù. Tình trạng này gọi là phù bạch huyết.

Trieu chung cua pbh sau mo

Phù bạch huyết có thể xảy ra ở nhiều bộ phận – không chỉ ở tay chân và cánh tay mà còn ở đầu, cổ, ngực,… Ở giai đoạn đầu, sưng tấy có thể xuất hiện rồi biến mất nhanh chóng, chỉ đặc biệt sưng to vào ban ngày và giảm khi đêm xuống. Một vài trường hợp nhẹ, vùng phù nề không tăng kích thước rõ, rất khó nhận biết bằng mắt thường. Nếu không đươc phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng phù bạch huyết sẽ dần nghiêm trọng hơn. Chất dịch ứ đọng ngày càng nhiều khiến cho các chức năng của khớp sẽ bị hạn chế, nhiễm trùng da thường xuyên, da căng cứng khó cử động và tay chân đau nhức.

MLD_Maple_1