print

Chọn đúng áp lực vớ trong điều trị suy tĩnh mạch

Hiện nay, bệnh lý tĩnh mạch rất thường gặp, tương tự như tăng huyết áp hay bệnh tim mạch. Suy tĩnh mạch là bệnh mạn tính, việc điều trị dai dẳng và tốn kém nên cũng là một gánh nặng cho hệ thống y tế. Vớ y khoa là một trong những liệu pháp điều trị hiệu quả và được bảo hiểm y tế chi trả tại các nước phát triển.

Vớ y khoa là gì?

Được phiên dịch từ hai thuật ngữ tiếng Anh, medical stocking – vớ y khoa, hoặc compression stocking – vớ áp lực, đều dùng để chỉ một loại vớ đặc biệt có áp lực được thiết kế để điều trị bệnh suy tĩnh mạch.

Áp lực của vớ y khoa được sản xuất từ một qui trình đặc biệt với công nghệ dệt kim hiện đại, kết quả là vớ có áp lực cao nhất ở cổ chân và giảm dần lên trên đùi, nhờ vậy tạo được lực ép theo tính toán và nghiên cứu có khả năng khép van tĩnh mạch, giúp máu lưu thông tốt ở chân.

Hiệu quả điều trị của vớ y khoa phụ thuộc vào mức độ áp lực. Độ áp lực cao nhất, bắt đầu 100% ở cổ chân và giảm dần khi lên phía trên đùi. Dựa vào bảng phân loại CEAP, mức độ áp lực chính xác ở vòng cổ chân có thể được lựa chọn.

dung-chuan-ap-luc

Mức áp lực dưới đây hướng dẫn mức độ áp lực mà bệnh nhân suy tĩnh mạch cần, dựa theo phân độ CEAP:

  • C0-C3: Các triệu chứng đau, mỏi chân, nặng chân, tĩnh mạch mạng nhện/phù nhẹ (do có thai, tuổi tác, du lịch…), sau điều trị xơ hóa những tĩnh mạch nhỏ. Dãn tĩnh mạch nhẹ tới trung bình, sau phẫu thuật tĩnh mạch (điều trị xơ hóa, cắt bỏ tĩnh mạch, tước tĩnh mạch, chỉnh hình), hạ huyết áp tư thế đứng…áp lực vớ ở vòng cổ chân là [20-30] mmHg
  • C4-C6: Phù trung bình/nặng (có thai, yếu tố nguy cơ). Phẫu thuật (chỉnh hình, sau gãy xương, phù do chấn thương, điều trị xơ hóa, cắt bỏ tĩnh mạch, tước tĩnh mạch). Đổi màu da và không có loét, viêm tĩnh mạch nông (đỏ, đau). Kiểm soát huyết khối tĩnh mạch sâu/Hội chứng sau huyết khối….áp lực vớ ở vòng cổ chân là [30-40] mmHg