print

7 CÁCH NGĂN CHẶN CHỨNG SUY TĨNH MẠCH TRONG THAI KÌ

Chứng suy tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai là một vấn đề khá phổ biến. Ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng, nhưng một số phương pháp phòng chống không có tác dụng nếu bệnh đã bắt đầu. Nếu bạn biết bạn có nguy cơ bị chứng suy tĩnh mạch, thì trước khi thực hiện các biện pháp phòng ngừa thì bạn nên trao đổi với bác sĩ của bạn.

Nguyên nhân khiến các bà mẹ dễ mắc chứng giãn tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai có thể là do áp lực tĩnh mạch tăng lên, thay đổi nội tiết, rối loạn chuyển hóa hay tiền sản giật. Các yếu tố khác liên quan đến chứng suy tĩnh mạch như: tiền sử gia đình, mắc chứng giãn tĩnh mạch và mao mạch reticula trước khi mang thai, tăng cân quá nhanh trong thai kỳ…
7 phương pháp dưới đây giúp phòng ngừa chứng giãn tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai.

1. Nói “Không” với giày cao gót

Để tránh bị giãn tĩnh mạch khi mang thai bạn không nên gây sức ép cho đôi chân của mình. Khi mang thai, trọng lượng cơ thể bạn tăng lên bởi vì ngoài trọng lượng của bạn còn bao gồm cả em bé. Do đó, sức nặng đè lên cột sống và đôi chân cũng tăng. Điều đầu tiên bạn nên làm là từ bỏ đôi giày cao gót. Khi đi dạo hay đi bộ, bạn hãy lựa chọn đôi giày khiến đôi chân được thoải mái, dễ chịu.

7 cach ngan chan chung suy tinh mach trong thai ki

2. Quần áo co giãn tốt
Để phòng chống chứng giãn tĩnh mạch, bạn nên lựa chọn loại trang phục có độ co giãn tốt, đặc biệt là quần. Bởi vì quần đàn hồi tốt sẽ hỗ trợ vùng bụng và làm giảm áp lực lên tử cung.
Đôi vớ cũng cần được chú ý vì sự co giãn tốt sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng, giảm nguy cơ suy tĩnh mạch. Tốt nhất là nên dùng vớ bầu y khoa với độ co giãn và mức áp lực được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ tối ưu trong việc phòng chống suy giãn tĩnh mạch, sưng phù chân cho mẹ và tăng cường sự trao đổi chất, đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.
3. Thường xuyên thay đổi tư thế
Để tránh làm cho các tĩnh mạch chân bị căng thẳng hay sưng quá nhiều, bạn nên thay đổi tư thế cho đôi chân thường xuyên. Khi ngồi, bạn nên đặt một cái gối để ngồi cho êm, cứ khoảng 15 – 20 phút thì thay đổi tư thế để cải thiện lưu lượng máu. Mỗi khi ở tư thế nằm ngang, bạn đặt một cái gối hoặc đệm nhỏ dưới chân để nâng chúng lên độ cao ngang với đầu. Điều này là cần thiết giúp kích thích lưu lượng máu đến các chi.
4. Tư thế ngủ đúng
Đối với công tác phòng chống giãn tĩnh mạch, thì tư thế ngủ đúng là quan trọng và chính xác. Khi mang thai, nằm nghiêng là tư thế tốt và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Đặt một chiếc gối nhỏ bên dưới bụng cũng giúp cho bụng được nâng đỡ, khiến bạn dễ chịu hơn.
Hãy nhớ rằng từ sau tuần thứ 30 của thai kỳ bạn không nên nằm ngửa nữa. Bởi vì các tĩnh mạch vùng bụng khi đó đã bị kéo giãn và nén lại, sẽ làm tăng lưu lượng máu ở chân. Đây cũng là lý do khiến các mẹ bầu hay bị phù chân nhiều hơn ở những tháng cuối thai kỳ.

7 cach ngan chan chung suy tinh mach trong thai ki

5. Tập thể dục
Những bài tập đơn giản vào buổi sáng và trước khi đi ngủ cũng hiệu quả trong công tác phòng chống giãn tĩnh mạch. Chẳng hạn như động tác nâng cao chân của bạn và giữ chúng cho đến khi bạn cảm thấy mệt mỏi sẽ giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Nếu trước khi mang thai, bạn tích cực tham gia thể thao thì trong suốt 9 tháng thai kỳ bạn cũng không nên ngừng mọi vận động thể chất, bởi vì nó có thể gây ra một số thay đổi không mong muốn trong cơ thể bạn.
6. Kiểm soát trọng lượng cơ thể
Để ngăn ngừa giãn tĩnh mạch khi mang thai, điều quan trọng bạn kiểm soát được trọng lượng cơ thể mình. Bạn không nên quan niệm “Ăn cho hai người” bởi vì trọng lượng dư thừa có thể kích hoạt sự phát triển của chứng giãn tĩnh mạch.
Để tránh bị táo bón trong thai kỳ, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc, bánh mì, cháo…
7. Massage
Mát-xa cơ thể nhẹ nhàng cũng giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai. Các động tác nên thực hiện chậm nhưng nhịp nhàng, thoải mái, cọ xát mà không có áp lực. Xoa bóp không nên kéo dài hơn 45 phút. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các loại tinh dầu, kem dưỡng để tăng cảm giác thư giãn, dễ chịu khi mát xa.
Trong công tác phòng chống chứng suy tĩnh mạch thì điều quan trọng là kiên nhẫn. Bạn cũng không nên quá lo lắng bởi vì những biện pháp trên không chỉ giúp ngăn ngừa suy tĩnh mạch mà còn giúp nâng cao sức khỏe thể chất của thai phụ và thai nhi.