print

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ MẮC BỆNH SUY TĨNH MẠCH

Ai dễ bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân? Đối tượng nào có nguy cơ cao bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch? Theo thống kê trên thế giới, bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỷ lệ đáng kể dân số, trong đó 70% là nữ. Ở Việt Nam có dự đoán bệnh sẽ gia tăng gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống.

Dưới đây là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cao nhất:

1. Những người làm công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều đứng lâu, ít vận động

Lý do, khi ta đứng hoặc ngồi lâu thì máu trong tĩnh mạch chân sẽ bị dồn xuống và ứ lại, làm tăng áp lực trong những tĩnh mạch, gây khó khan trong việc đưa máu trở về tim, lâu ngày sẽ làm tổn thương van, khi đó bệnh giãn tĩnh mạch chân sẽ xảy ra.

2. Phụ nữ mang thai

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh giãn tĩnh mạch thường gặp ở nữ giới hơn nam giới, cứ khoảng 2-3 bệnh nhân nữ mắc bệnh thì mới có 1 bệnh nhân nam. Vì thế, nữ giới thường dễ mắc bệnh hơn nam giới từ 2-3 lần.
Bệnh lý 1
Nguyên nhân chính là do nội tiết tố nữ, nếu hàm lượng nội tiết tố nữ tăng cao sẽ làm suy giãn thành tình mạch và dễ gây thành cục máu đông bên trong.
Với phụ nữ mang thai, vì sự mở rộng của cổ tử cung và sự thay đổi những hormon và tăng một cách đột ngột, những tính mạch sẽ gặp áp lực nhiều hơn thường ngày và gây khó khăn trong việc đưa máu trở về tim do đó gây nên bệnh giãn tĩnh mạch.

Lúc mang thai có thể không có biểu hiện gì. Sau khi sinh những biểu hiện này có thể biến mất. Tuy nhiên sau 3-5 năm thì phần lớn phụ nữ bắt đầu có những triệu chứng sớm của bệnh suy giãn tĩnh mạch.

3. Phụ nữ hay đi giày cao gót

Thói quen đi giày cao gót hay thường xuyên mặc quần áo quá bó chặt sẽ khiến tĩnh mạch ở chân bị ứ lại làm tăng áp lực ở tĩnh mạch, đặc biệt là tĩnh mạch chân, dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân tăng cao ở phụ nữ.

4. Người thừa cân béo phì

Phần lớn những người béo phì thường có xu hướng ít vận động và chế độ ăn uống không lành mạnh. Bên cạnh đó vì trọng lượng cơ thể quá nặng nên đôi chân luôn phải chịu nhiều áp lực nên tĩnh mạch dễ dàng bị suy giãn tĩnh mạch.

5. Những người bệnh trải qua những cuộc mổ lớn: mổ chấn thương chỉnh hình, mổ niệu…

6.Công việc đòi hỏi đứng nhiều như giáo viên, cảnh sát giao thông, thợ dệt, bác sĩ phẫu thuật..

7.Những người bệnh phải nằm bất động lâu do bị tai biến mạch máu não, bó bột

8.Những người làm việc liên tục trong môi trường nóng ẩm như: thợ hàn, lò rèn,…

9. Những người ăn ít chất xơ, thường xuyên bị táo bón cũng là đối tượng dễ bị mắc bệnh suy gian tĩnh mạch ở hậu môn

10.Người lớn tuổi

Hiện nay những nhà nghiên cứu đều công nhận tuổi cao là yếu tố làm tăng nguy cơ suy tĩnh mạch mạn tính và giãn tĩnh mạch chân. Độ tuổi mắc bệnh giãn tĩnh mạch thường là từ 30 tuổi trở lên. Tuổi càng cao thì giãn tĩnh mạch càng trầm trọng hơn. Nhưng gần đây bệnh này có xu hướng trẻ hóa, bệnh có thể gặp ở tuổi từ 20 trở đi.