print

Nguyên nhân và nguy cơ mắc phải phù bạch huyết

Phù bạch mạch (phù mạch bạch huyết) là bệnh gì?

Phù bạch mạch, còn được gọi là phù mạch bạch huyết. Phù bạch mạch có biểu hiện phù hai tay, chân hoặc cả tay và chân. Đây là hậu quả của việc bạch huyết kém lưu thông do bị tắc nghẽn, bị tổn thương hoặc do các mạch bạch huyết phát triển không bình thường. Phù bạch mạch ở chân đôi khi được gọi là bệnh phù chân voi vì chân phù lớn như bàn chân voi.

Phù bạch mạch được xem như là một tình trạng không thể tránh khỏi trong điều trị ung thư và thường gặp sau điều trị ung thư (ví dụ như điều trị ung thư vú, ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung, âm hộ, đầu cổ, ung thư tuyến tiền liệt cũng như sarcoma và melanoma).

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra phù bạch mạch (phù mạch bạch huyết) là gì?

Phù bạch huyết xảy ra khi mạch bạch huyết bị tắc nghẽn và làm cho dịch bạch huyết không thể lưu thông bình thường. Phù bạch mạch có 2 loại là nguyên phát và thứ phát:

Dạng nguyên phát hiếm gặp gây ra bởi những rối loạn phát triển. Phù bạch mạch nguyên phát xảy ra ở người dưới 20 tuổi. Thông thường, bệnh xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.

Phù bạch mạch thứ phát gây ra bởi một bệnh khác như bệnh truyền nhiễm (liên cầu khuẩn, giun chỉ). Tổn thương từ chấn thương hay xạ trị hay ung thư cũng có thể là nguyên nhân. Loại ung thư điển hình gây phù bạch mạch là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và u hạch bạch huyết.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phù bạch mạch (phù mạch bạch huyết)?

Phù bạch mạch thường xảy ra sau khi điều trị ung thư. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phù bạch mạch (phù mạch bạch huyết)?

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc phù bạch mạch là:

  • Lớn tuổi;
  • Thừa cân hoặc béo phì;
  • Viêm khớp dạng thấp hoặc vảy nến khớp.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Nguồn: hellobacsi. com